Ngày 10/6 tại Hà Nội, Dự án Phát triển thị trường nông sản bản địa qua kênh thương mại điện tử do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ trong khuôn khổ Dự án Great với xu hướng cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0” (PILS002) do Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp nông thôn Việt – VietED Center chủ trì đã tổ chức Hội nghị tổng kết dự án VED-GREAT I4.0 và chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển thị trường nông sản bản địa qua kênh thương mại điện tử.
Kể từ khi dự án kết thúc, bây giờ là lúc để chia sẻ kết quả dự án, những thách thức và học hỏi. Ngày 10/06/2022, VietED tổ chức “Hội nghị Tổng kết Dự án VED-GREAT I4.0 và chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển thị trường nông sản bản địa qua kênh thương mại điện tử” nhằm cung cấp cho những người tham gia hội thảo, đối tác và các bên liên quan trực tiếp trong dự án, chia sẻ kinh nghiệm và bài học của họ trong việc hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển thị trường nông sản địa phương thông qua các kênh thương mại điện tử.
Chia sẻ tại Hội nghị, Giám đốc Dự án dự án VED-GREAT Raj Kumar cho biết, giai đoạn I của dự án được thực hiện từ tháng 4.2020 đến tháng 12.2021 và kéo dài đến tháng 6.2022. Trong giai đoạn này, dự án đã nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng các kênh thị trường Thương mại điện tử (eCo) và Xã hội điện tử (eSo) để hỗ trợ phụ nữ và các dân tộc thiểu số; lãnh đạo và điều hành các hợp tác xã và nhóm nông dân trên địa bàn hai tỉnh Sơn La và Lào Cai.
Hội thảo có sự tham gia của trên 80 đại biểu là Đại diện Văn phòng GREAT, Đại diện Ban quản lý dự án GREAT tại tỉnh tỉnh Lào Cai; Đại diện đối tác tham gia dự án: Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel; VietHarvets; sàn TMĐT VIDAS; sàn TMĐT Sao Việt; TMT Consulting; Hội LHPN Việt Nam; Đại diện các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước: Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế tại Viet Nam; Tổ chức CARE Việt Nam; đại điện Ngân hàng LienVietPost Bank; Ngân hàng Chính sách xã hội; Và đặc biệt là các nhân vật chính của dự án là đại diện trên 40 tổ nhóm, Hợp tác xã, doanh nghiệp đến từ 2 tỉnh Lào Cai và Sơn La.
Nói về những thành tựu của Dự án, ông Hoàng Đại Dương, Quản lý AgriBuz, VietED Center chia sẻ, thông qua các khóa tập huấn trực tuyến dự án đã cung cấp những kiến thức, kỹ năng bán hàng, quảng bá sản phẩm và dịch vụ trên sàn thương mại điện tử cho phụ nữ dân tộc thiểu số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Đơn cử như khóa tập huấn trực tuyến về thúc đẩy tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch cộng đồng trên sàn thương mại điện tử Lazada, một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam được tổ chức ngày 4.10.2021. Hơn 70 đại diện đến từ dự án, các cơ quan nhà nước, các đối tác doanh nghiệp và những phụ nữ dân tộc thiểu số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch đã tham gia, được chia sẻ về cách thức bán hàng và quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.
Thông qua các khóa học chính là cơ hội để các hợp tác xã, các tổ hợp tác và các hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực nông nghiệp như dược liệu, chè, gia vị (quế, hồi, gừng hữu cơ), trái cây, rau, gạo, tinh dầu… ở hai tỉnh Lào Cai, Sơn La và các doanh nghiệp ở các tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái và Lạng Sơn có dịp giao lưu, kết nối.